đang tải nội dung...

Từ khát vọng hòa bình đến khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

20/12/202225 lượt xem

Ra đời trong thời khắc lịch sử đặc biệt, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tác động đến sâu thẳm lòng yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc.

Đã 76 năm trôi qua nhưng lời kêu gọi bất hủ có giá trị lịch sử sâu sắc đó vẫn còn nguyên giá trị, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tô quốc, vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

Khát vọng hòa bình của dân tộc - mạch nguồn xuyên suốt “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”Từ khát vọng hòa bình đến khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Sáng 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ảnh: Tư liệu TTXVN


Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời. Đó là thành quả lớn nhất mà dân tộc ta đã giành được sau gần một thế kỷ kiên trì đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột của đế quốc, thực dân. Thế nhưng, trong lúc chúng ta đang rất cần một môi trường hòa bình để dựng xây đất nước thì thực dân Pháp lại quyết  tâm cướp nước ta một lần nữa. Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng tấn công Sài Gòn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta vừa kiên trì kháng chiến để bảo vệ Nam Bộ với quan điểm: “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bảo giờ thay đổi!”; đồng thời, tìm cách hòa hoãn không để xảy ra chiến tranh trong phạm vi cả nước. Thực hiện chủ trương đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam ký với đại diện Chính phủ Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 và Tạm ước ngày 14/9/1946, để có thêm thời gian chuẩn bị trước khi bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược mà Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lường trước. 

Thế nhưng, thực dân Pháp liên tục tiến hành các hành động khiêu khích, trắng trợn vi phạm các Hiệp định đã ký: tháng 11/1946, chúng chiếm đóng Hải Phòng, Lạng Sơn, chính thức gây ra cuộc chiến tranh xâm lược miền Bắc. Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12/1946, quân Pháp liên tục dùng đại bác, súng cối bắn phá vào nhiều khu phố tàn sát dân thường... đưa quân chiếm một số trụ sở cách mạng. Đặc biệt, ngày 18 và 19/12/1946, thực dân Pháp đã liên tiếp gửi tối hậu thư buộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa phải phá bỏ công sự trong thành phố, giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng.Từ khát vọng hòa bình đến khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

 Bản viết tay lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946). Ảnh: TTXVN


Trước âm mưu và hành động xâm lược đó, nhân dân Việt Nam không có con đường nào khác là cầm súng chiến đấu để bảo vệ độc lập, tự do, bảo vệ thành quả cách mạng. Đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến”, khẳng định: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!”. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiếng nói của non sông đất nước, tiếng nói của dân tộc khát khao hòa bình, là mệnh lệnh thiêng liêng giục giã quân dân ta anh dũng tiến lên giành thắng lợi.

Đáp lại lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đúng 20 giờ ngày 19/12/1946, công nhân Nhà máy Ðiện Yên Phụ phá máy, 20 giờ 3 phút, đèn điện trong thành phố vụt tắt, ít phút sau, pháo binh ta từ pháo đài Láng bắn dồn dập vào thành. Đó cũng là tiếng súng phát lệnh mở màn cho cuộc toàn quốc kháng chiến; toàn dân, toàn quân ta nhất tề đứng lên kháng chiến với tinh thần “mỗi quốc dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài” và với tư thế đàng hoàng, tự tin, không hề nao núng. Trong đó, tại mặt trận Hà Nội, nhân dân đã chặt cây, đem toa xe lửa, toa tàu điện ra chất đống ở các ngả đường, thậm chí mang cả đồ gia bảo như hoành phi, câu đối, tủ, giường, bàn, ghế... lập thành chiến lũy để chặn đánh quân thù. Cả Thủ đô thực hiện “vườn không nhà trống”, không để cho quân Pháp cướp bóc; mỗi ngôi nhà, góc phố đều được mở thông và trở thành một vị trí chiến đấu ngoan cường, dũng cảm khiến cho quân Pháp phải kinh hoàng.Từ khát vọng hòa bình đến khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

 Sáng 20/12/1946, tại Hang Trầm (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát đi “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới đồng bào, chiến sỹ cả nước. Trong ảnh: Phát lệnh toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội, tháng 12/1946. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát


Trong khi già, trẻ, trai, gái, lương, giáo,... sát cánh cùng bộ đội đánh giặc trong từng căn nhà, góc phố, trực tiếp xây dựng công sự, chiến hào, đắp ụ, chướng ngại vật, phá hủy công trình, đường sá ngăn địch, làm trinh sát, thông tin liên lạc, binh vận, địch vận, cứu thương, vận tải... thì cán bộ, đội viên lực lượng vũ trang tại mặt trận Hà Nội nêu cao tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, với bom ba càng, chai xăng và vũ khí thô sơ chiến đấu anh dũng suốt 60 ngày đêm (từ ngày 19/12/1946 đến ngày 17/2/1947), đập tan hoàn toàn kế hoạch đánh chiếm Hà Nội trong vòng 24 giờ của địch, góp phần có ý nghĩa thiết thực vào việc tạo điều kiện, thời gian thuận lợi cho cả nước chuyển từ thời bình sang thời chiến. Với nhiều cách đánh sáng tạo, linh hoạt, quân và dân Hà Nội đã bảo vệ cơ quan lãnh đạo của Đảng, tạo điều kiện cho hàng vạn đồng bào ra khỏi thành phố, di chuyển máy móc ra vùng tự do. Cùng với quân, dân Thủ đô, quân và dân Nam Định, Vinh, Huế... đã phát huy tinh thần tự lực kháng chiến, chiến đấu quyết liệt, vây chặt quân địch trong thành phố, tiêu hao sinh lực địch, làm chậm bước tiến của chúng, giữ gìn và phát triển lực lượng.

Từ khát vọng hòa bình đến khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

 Hình ảnh chiến sỹ cảm tử quân, đoàn viên Thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu ôm bom ba càng, sẵn sàng tiêu diệt xe tăng địch trên đường phố Hà Nội ngày 23/12/1946 mãi mãi là biểu tượng bất tử về cuộc chiến tranh nhân dân, mà ở đó mỗi người dân đều là chiến sỹ và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Ảnh: Nguyễn Bá Khoản/Tư liệu TTXVN


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơi dậy sức mạnh to lớn nhất, vĩ đại nhất của toàn dân tộc, vũ trang toàn dân, mọi người Việt Nam yêu nước, không phân biệt nam, nữ, vùng miền, tôn giáo, giàu nghèo… cầm lấy tất cả những gì có trong tay làm vũ khí để đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Đó cũng là thể hiện quan điểm “người trước súng sau” trong tư tưởng Hồ Chí Minh; là sự tiếp nối truyền thống “ngụ binh ư nông”; khoan thư sức dân để làm kế rễ sâu gốc bền thời nhà Trần. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” đã truyền lại kinh nghiệm quý cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong việc huy động sức mạnh toàn dân, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân; mỗi người dân là một chiến sĩ, “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, tinh thần “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”... Nó còn thể hiện niềm tin chiến thắng của dân tộc: “dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!”, bắt nguồn từ quyết tâm sắt đá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh truyền từ lời Hịch kêu gọi toàn quốc kháng chiến, dành riêng cho lực lượng vũ trang còn non trẻ lúc bấy giờ: “Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước”.Từ khát vọng hòa bình đến khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

 Vào lúc 20 giờ ngày 19/12/1946, những loạt đại bác của ta từ pháo đài Láng bắn vào các mục tiêu của Pháp trong thành phố, chính thức mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Ảnh: Nguyễn Bả Khoản/TTXVN.


Lời Hịch non sông đó đã truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, tỏ rõ tinh thần chính nghĩa, yêu chuộng hòa bình, sẵn sàng cầm tất cả những gì trong tay để làm vũ khí bảo vệ độc lập, tự do, không cam chịu mất nước, không cam chịu làm nô lệ!

Từ khát vọng hòa bình đến khát vọng phát triển

Từ khát vọng hòa bình đến khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

 Đường Thanh Niên, thành phố Hà Nội. Ảnh: Minh Đông/TTXVN


“Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” ra đời cách đây đã 76 năm nhưng ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của nó vẫn còn nguyên giá trị. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” không chỉ là biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường, bất khuất và lòng quyết tâm chống ngoại xâm của dân tộc ta. Đây còn là Cương lĩnh về khát vọng hòa bình, tiếp thêm sức mạnh cho toàn dân tộc vững bước trên con đường đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong công cuộc đổi mới, để giữ vững và bảo vệ nền độc lập, tự do, hòa bình lâu dài của đất nước, tư tưởng “hòa bình” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thắp lên từ ngày đầu phát động nhân dân bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã luôn soi đường, chỉ lối cho Đảng ta, nhân dân và các lực lượng vũ trang ta tập trung vào thực hành và giải quyết tốt mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khát vọng hòa bình, ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ phá hoại, xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự do đất nước ta không chỉ được nuôi dưỡng, hun đúc, phát huy trong mọi tầng lớp nhân dân và các lực lượng vũ trang ta, mà còn được cụ thể hóa bằng những hành động, việc làm cụ thể trong xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh và hạnh phúc.

Huỳnh Minh Tấn - Chuyên Viên Phòng Tổ Chức - Hành Chính
Các tin khác
Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động năm 2024   
(19/12/2024) Sáng ngày 18/12/2024, Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh, ĐHQG-HCM tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động năm 2024
Hội đồng Quản lý Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, ĐHQG-HCM tiến hành kỳ họp lần thứ hai
(06/12/2024) Sáng ngày 05/12/2024, Hội đồng quản lý Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh tiến hành kỳ họp thứ hai; TS. Đỗ Đại Thắng Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Trung tâm, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Trung tâm GDQPAN chủ trì hội nghị.  
Họp mặt kỷ niệm 66 năm Ngày Giáo dục Quốc phòng và An ninh (19/11/1958 – 19/11/2024), 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024)
(21/11/2024) Chiều ngày 20/11, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQPAN), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) tổ chức họp mặt kỷ niệm 66 năm Ngày Giáo dục Quốc phòng và An ninh (19/11/1958 – 19/11/2024), 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024). 
sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM tham quan và tìm hiểu về lịch sử hào hùng tại Bảo tàng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Miền Đông.
(21/11/2024) Ngày 13/11/2024, các bạn sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đang học tập tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, ĐHQG-HCM đã có dịp tham quan và tìm hiểu về lịch sử hào hùng tại Bảo tàng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Miền Đông.
Phản bác luận điệu xuyên tạc về dân chủ và chế độ Chính trị Việt Nam
(21/11/2024) Trong thời gian qua, Nguyễn Gia Kiểng không chỉ là cái tên quen thuộc đối với đội ngũ làm công tác đấu tranh tư tưởng, lý luận, mà còn được biết đến như một nhân vật thường xuyên xuyên tạc, bóp méo chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như chính sách và pháp luật của Nhà nước. Gần đây, trên trang Thông Luận, Nguyễn Gia Kiểng đã đăng tải bài viết với tiêu đề “MỘT CỘT MỐC LỚN CẦN ĐƯỢC NHÌN RÕ”.
Trung tâm Dịch vụ Đấu giá tài sản Thành phố Hồ Chí Minh: Đấu giá quyền thuê 03 mặt bằng của Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh
(18/11/2024) Đấu giá quyền thuê 03 mặt bằng của Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh theo Đề án sử dụng tài sản công tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng An ninh vào mục đích cho thuê (Bán riêng từng tài sản). Link: https://taisancong.vn/trung-tam-dich-vu-dau-gia-tai-san-thanh-pho-ho-chi-minh-dau-gia-quyen-thue-03-mat-bang-cua-trung-tam-giao-duc-quoc-phong-va-an-ninh-38587.html Chị tiết theo file đính kèm./.
Thông báo việc đấu giá đối với danh mục tài sản
(13/11/2024) Thông báo việc đấu giá đối với danh mục tài sản: Quyền thuê Mặt bằng Nhà ăn sinh viên 1 của Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh theo Đề án sử dụng tài sản công tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng An ninh vào mục đích cho thuê,Quyền thuê Mặt bằng đặt máy bán hàng tự động (07 cái) và xe đẩy (03 cá...
Đại học Quốc gia TP.HCM: Tổ chức tập huấn, hội thao cán bộ Ban Chỉ huy quân sự các đơn vị thành viên và trực thuộc năm 2024
(21/10/2024) sáng 18/10, tại Sư đoàn Bộ binh 5, Quân khu 7 (thuộc xã Thái Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh), Ban CHQS ĐHQG-HCM tổ chức khai mạc tập huấn, hội thao cán bộ Ban Chỉ huy quân sự các đơn vị thành viên và trực thuộc ĐHQG-HCM năm 2024. 
Công đoàn Trung tâm GDQPAN: Gặp mặt kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2024
(18/10/2024) Chiều 17/10, Công đoàn Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQPAN), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) tổ chức Gặp mặt kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2024) và kỷ niệm 14 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/2010 – 20/10/2024)
Đại học Quốc gia TP.HCM: 30 năm vẫn chưa xong hạ tầng
(07/10/2024) Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, dự án Đại học Quốc gia TP.HCM đã hình thành diện mạo một đô thị đại học hiện đại đầu tiên của cả nước với các cụm trường, ký túc xá, khu nghiên cứu... khang trang.
Đọc nhiều nhất
Số 1, Lê Quý Đôn, Khu đô thị Đại học Quốc gia TP. HCM, phường Đông Hòa, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương, Việt Nam
Phòng Tổ chức - Hành chính: 028 6272 8214 - Email:
Phòng Đào tạo: 028 6272 8217 - Email:
Phòng Quản lý sinh viên: 028 6272 8202 - Email:
ĐANG ONLINE:
11
LƯỢT TRUY CẬP:
3.097.551
© 2024 Bản quyền thuộc về Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
  VỀ ĐẦU TRANG