đang tải nội dung...

Truyền thống " Tới sư trọng đạo" của người Việt Nam

18/11/2022142 lượt xem

Trong bất kỳ thời điểm lịch sử nào, dù xã hội có phát triển và đổi thay, "tôn sư trọng đạo" vẫn là một truyền thống, một nét đẹp trong văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Vai trò của người thầy luôn được đề cao và coi trọng, hình ảnh người thầy giáo luôn tiêu biểu trong mọi tầng lớp của xã hội, và nghề giáo được thừa nhận là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý.

Trong ba vị trí đặc biệt quan trọng của xã hội Việt xưa “Quân - Sư - Phụ”, thì "Thầy" chỉ đứng sau "Vua" và trên cả "Cha mẹ". Vai trò của người thầy được khẳng định qua ca dao, tục ngữ: "Không thầy đố mày làm nên", "Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy"... Thầy là người được xã hội đặc biệt coi trọng và tôn vinh, là người mà nhân dân gửi gắm niềm tin, giúp con em họ học hành mà thành tài. Thầy giáo là biểu tượng thiêng liêng cho sự học, là “khuôn vàng thước ngọc” của đạo đức, nhân cách để học trò noi theo, để trở thành người có đức, có nhân, có tài đứng ra giúp nước.

Đạo lý thầy-trò là một trong những đạo lý thiêng liêng nhất của con người. Cũng như đạo trung của dân với nước và đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ, đạo lý thầy-trò góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc và cốt cách con người Việt Nam.

Trong tuyền thống Việt Nam, thầy giáo luôn hết mình dạy dỗ, không chỉ truyền tải kiến thức cho học trò, mà còn luôn giữ lòng thanh cao để làm gương cho học trò. Còn học trò cũng phải giữ đúng “đạo học trò”, nhất mực coi trọng những lời dạy bảo của thầy, chăm chỉ học tập và ứng xử cho phải đạo. Nếu phạm lỗi phải biết kính cẩn xin lỗi và sửa chữa lỗi lầm. Vì vậy, nước ta mới có nhiều thầy giỏi, trò tài, tạo nên lịch sử vẻ vang hàng nghìn năm văn hiến.

Người thầy được xã hội tôn vinh nhưng trọng trách mà xã hội đặt ra cho người thầy cũng hết sức nặng nề. Trò không ngừng học, người thầy cũng phải không ngừng tự làm mới mình để đủ sức khai sáng, khơi nguồn cho thế hệ trẻ theo đà tiến bộ của văn hóa xã hội và khoa học kỹ thuật hiện đại.

Ngày nay, đạo thầy-trò truyền thống vẫn được giữ gìn và phát huy. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến trước lúc đi xa, Bác Hồ luôn luôn chăm lo cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, quan tâm đến công tác và đời sống của các nhà giáo. Những dịp khai trường và kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Bác thường gửi thư khen ngợi, nhắc nhở nhiệm vụ của các cô giáo, thầy giáo, hoặc đến thăm các trường học.

Điều đặc biệt làm cho các nhà giáo vô cùng xúc động, thấm thía, như Bác Hồ khẳng định: “Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất... Người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh” (Bài nói chuyện của Bác tại Trường đại học Sư phạm Hà Nội ngày 21.10.1964)

Trong xã hội ngày nay, mặc dù khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều yếu tố hiện đại, tiện ích có thể tham gia vào quá trình giáo dục con người, nhưng vẫn không gì có thể thay thế được vị trí đặc biệt quan trọng của thầy-cô giáo. Bởi lẽ, dù xã hội có phát triển như thế nào đi nữa, người thầy vẫn luôn là biểu tượng cho nhân cách, chuẩn mực đạo đức và là người truyền vào tâm hồn học trò những điều tốt đẹp, gieo mầm thiện để nhân lên những điều thiện trong tâm căn mỗi học trò. 

Thầy là người truyền lửa ham học cho học trò, khơi lên trong các em những ước mơ, hoài bão để thổi bùng lên những khát vọng cao đẹp trong tương lai; là người định hướng tri thức để học trò khám phá, tìm tòi tri thức. Để làm được những điều đó, khi xã hội phát triển, khoa học công nghệ đạt được những thành tựu to lớn, người thầy càng phải không ngừng học tập, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ để bắt kịp với thời đại, đáp ứng được những nhu cầu đổi mới cũng như học tập ngày càng cao của học sinh.

Chính vì thế, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong xã hội ngày nay không khác xưa là mấy, vẫn vẹn nguyên giá trị về sự kính trọng người thầy, coi trọng sự học. Tuy nhiên, việc kính yêu, biết ơn thầy cô giáo ngày nay cũng có phần thay đổi so với xưa kia. Khoảng cách giữa thầy và trò đã gần gũi, thân thiện hơn, không còn bị chi phối bởi những giáo lý nghiêm ngặt như trong xã hội xưa. Những quy định về lễ nghĩa giúp học trò có thể thể hiện sự kính trọng thầy cô bằng nhiều cách khác nhau.

Tuy nhiên, khi những giá trị kinh tế thị trường và mặt trái của công cuộc mở cửa tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống xã hội, đạo lý thầy-trò đã và đang có nhiều biểu hiện suy yếu đáng báo động. Một bộ phận giáo viên chất lượng chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số ít giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có những vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống và cả đạo thầy-trò.

Bên cạnh đó, do “bệnh thành tích”, không ít học sinh, sinh viên lười biếng học hành, không quý trọng tri thức văn hóa-khoa học; nhiều học sinh, sinh viên có lối sống thực dụng thấp kém, quậy phá trong trường và ngoài xã hội, coi thường lễ nghĩa và cả hành hung thầy, cô. Những hành động này cho thấy giá trị đạo đức trong giáo dục có hiện tượng xuống cấp. Tình trạng này cần được sự can thiệp mạnh mẽ của các nhà quản lý, của nhà trường, gia đình và cả toàn xã hội nhằm bồi đắp đạo lý thầy-trò và phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo toàn diện.

Những hiện tượng nêu trên chỉ là cá biệt. Và truyền thống “Tôn sư trọng đạo” dù ở ngày xưa hay hôm nay và mãi mãi mai sau vẫn là một nét đẹp của dân tộc Việt Nam, là thước đo của sự phát triển bền vững của văn hóa Việt.

Truyền thống


 

 

 

Thiếu tá Phan Quốc Thiều - Khoa Công tác quốc phòng an ninh
Các tin khác
Nhận diện và cứ đấu tranh phản bác quan điểm “chính trị hóa” các vụ án kinh tế của các thế lực thù địch phản động
(15/04/2024) Hiện nay việc nhận diện và xây dựng luận cứ đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội, Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nội dung cơ bản, hệ trọng, có ý nghĩa sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trong giai đoạn hiện nay, để tăng cường và không ngừng nâng cao hiệu quả công tác này, cần nhận diện rõ bối cảnh mới, những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động, từ đó đề ra định hướng, giải pháp phù hợp. 
Tổng kết 01 năm phối hợp với Bệnh viện Quân Dân Y miền Đông về việc đảm bảo y tế tại Trung tâm GDQPAN
(12/04/2024) Chiều 12/4, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQPAN), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) tổ chức Hội nghị tổng kết 01 năm phối hợp thực hiện đảm bảo y tế tại Trung tâm GDQPAN.
Về việc tuyển dụng nhân sự năm 2024
(12/04/2024) Căn cứ Kế hoạch số 30/KH-GDQP ngày 11 tháng 4 năm 2024 của Giám đốc Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQPAN) Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) về việc tuyển dụng nhân sự, Trung tâm GDQPAN ĐHQG-HCM thông báo nội dung kế hoạch tuyển dụng nhân sự năm 2024 như sau:
Hội nghị học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Chuyên đề năm 2024
(11/04/2024) Chiều ngày 10/4, Đảng ủy Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQAN), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt, triển khai thực hiện chuyên đề năm 2024
Hội nghị ký kêt thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh với Bảo tàng Quân khu 7
(11/04/2024) Chiều ngày 10/4/2024, Trung tâm Giáo Giáo dục quốc phòng và an ninh, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Quân khu 7 tổ chức Hội nghị ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa hai đơn vị.
Hội nghị gặp mặt sĩ quan biệt phái 6 tháng đầu năm 2024
(10/04/2024) Chiều ngày 10/4, Đảng ủy Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQPAN), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) tổ chức hội nghị gặp mặt sĩ quan biệt phái 6 tháng đầu năm năm 2024. 
Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh tham quan, trao đổi kinh nghiệm xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh
(02/04/2024) Ngày 02/4/2024, Đoàn công tác Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh do Tiến sĩ Đỗ Đại Thắng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã đến tham quan, trao đổi kinh nghiệm xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại xã Đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Chương trình “Kết nối biên cương”
(11/03/2024) Trong hai ngày (8-9/3), Đại học Quốc gia TPHCM phối hợp Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Kon Tum tổ chức Chương trình “Kết nối biên cương” thăm, tặng quà cho hộ nghèo và các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Kon Tum.  Tham dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: PGS.TS Vũ Hải Quân, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM; Dương Văn Trang, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum.
Phụ nữ Trung tâm GDQPAN: Không ngừng phát huy vai trò, đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Giỏi việc trường – Đảm việc nhà”
(08/03/2024) Chiều 07/3, Công đoàn Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQPAN), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) tổ chức Họp mặt kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 – 08/3/2024) và 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Công đoàn Trung tâm GDQPAN: Sôi nổi nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn 2024
(02/02/2024) Trong hai ngày 30/01 và 31/01, tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQPAN), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM), Công đoàn Trung tâm GDQPAN tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động Hội thao và Hội thi gói bánh chưng mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn 2024 với sự tham gia của toàn thể đoàn viên là cán bộ, viên chức, người lao động (CB,VC-NLĐ) của Trung tâm.
Đọc nhiều nhất
Số 1, Lê Quý Đôn, Khu đô thị Đại học Quốc gia TP. HCM, phường Đông Hòa, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương, Việt Nam
Phòng Tổ chức - Hành chính: 028 6272 8214 - Email:
Phòng Đào tạo: 028 6272 8217 - Email:
Phòng Quản lý sinh viên: 028 6272 8202 - Email:
ĐANG ONLINE:
11
LƯỢT TRUY CẬP:
2.588.751
© 2024 Bản quyền thuộc về Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
  VỀ ĐẦU TRANG