Tham dự hội thảo có các đồng chí: Thiếu tướng, TS Trần Ngọc Thanh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục quốc phòng và an ninh, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thiếu tướng, PGS, TS Nguyễn Trọng Sỹ, Phó hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 2 (Đại học Nguyễn Huệ); Đại tá, TS Trần Đức Thắng, Phó chủ nhiệm Chính trị Quân khu 7; Đại tá Phạm Phú Ý, Phó tham mưu trưởng Quân khu 7; GS, TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh; TS Đỗ Đại Thắng, Giám đốc Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
Các chủ tọa điều hành phiên thảo luận toàn thể.
Theo ban tổ chức hội thảo, Chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh, là niềm tự hào của các thế hệ người Việt Nam và của cộng đồng quốc tế đấu tranh vì độc lập, tự do. Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ mang ý nghĩa giải phóng dân tộc mà còn là bài học quý giá về nghệ thuật quân sự, về tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, về ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta. Hội thảo nhằm trao đổi lý luận, thảo luận các phương thức giáo dục cho học sinh, sinh viên về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị của Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và sự vận dụng trong bối cảnh hiện nay.
Các đại biểu, nhà khoa học tham gia hội thảo.
Hội thảo đã nhận gần 200 bài viết tham luận của các nhà khoa học, tác giả đang công tác, học tập tại 39 đơn vị, địa phương cả nước. Hội thảo gồm các nội dung thảo luận chính: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Thiên sử vàng son; Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sứ mệnh kế thừa và Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học cho công tác giáo dục quốc phòng và an ninh hiện nay. Các tham luận tại hội thảo đã tập trung phân tích, đánh giá giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ, đồng thời đề xuất những bài học quý giá cho công tác giáo dục quốc phòng và an ninh.
Hội thảo được chia thảo luận chuyên đề theo các tiểu ban.
Các tham luận cũng đề xuất một số giải pháp đổi mới nội dung, phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử, môn Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên như tăng cường hoạt động trải nghiệm, dạy học gắn với nhân chứng lịch sử, di tích, hoạt động dã ngoại… Bên cạnh đó, cần chú trọng giáo dục thực hành, rèn luyện kỹ năng cho học sinh, sinh viên để có thể tham gia tốt công tác quốc phòng và an ninh khi trưởng thành. Một số tham luận cũng bàn giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công tác giáo dục quốc phòng và an ninh đáp ứng nhu cầu của các địa phương hiện nay.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Link liên kết:
https://www.qdnd.vn
https://thanhuytphcm.vn
https://vnuhcm.edu.vn
https://www.sggp.org.vn